Khái niệm này nghe nó vừa gần gũi vừa xa vời như bạn với crush của bạn vậy đó (nếu có).ICC chỉ đến khả năng điều chỉnh, dự đoán, và thích ứng trong giao tiếp với những người đến từ những nền văn hóa khác nhau (Paltridge, 2012).
Năng lực này hướng đến nâng cao nhận thức của bà con cô bác về sự khác biệt trong văn hóa tác động đến tính hiệu quả trong ngôn ngữ. Thông thường chúng ta tập trung vào nhất là năng lực ngôn ngữ (linguistic competence) với ngữ pháp và từ vựng nhưng lại phần nào bỏ quên đi tìm hiểu về văn hóa- yếu tố cốt lõi hình thành tri nhận ngôn ngữ (language cognition/ SLA) (Hyde & Chavis, 2008).
Nghe lạ lạ đúng hông, đây lấy liền ví dụ cho bà con coi. Trong tiếng Việt khi chúng ta nói “Tao bị Thào Tháo rượt” như một cách nói vui sẽ gây ra hiệu ứng funny cho nhưng khi nói sang tiếng Anh nếu bạn dùng đúng câu đó bằng việc dịch từ đồng nghĩa ra thì mấy bạn tây chắc sẽ hỏi “Who is Mr. Tào Tháo”. Sự khác biệt này đến từ các yếu tố về ngôn ngữ học lịch sử (historical linguistics) ảnh hưởng đến những trải nghiệm của một cá thể hoặc cộng đồng từ đó cách tri nhận một yếu tố đặc trưng văn hóa sẽ rất khác nhau.
Ngoài ra, năng lực giao tiếp liên văn hóa yêu cầu người sử dụng ngôn ngữ đảm bảo được tính hinh hoạt (flexibility) và hạn chế sự mặc định trong giao tiếp (assumption) (Wardhaugh & Fuller, 2015). Chúng ta thường ngộ nhận trong việc nghĩ rằng người nghe sẽ hiểu theo cách mà mình nói nhưng lại quên đi sự tác động của các yếu tố khác lên cách hiểu như thế giới quan (worldview) hay trải nghiệm ngôn ngữ (linguistic exposure). Vì thế (Austin, 1962) đề ra khái niệm hành vi mượn lời (perlocutionary speech act) và hành vi tại lời (illocutionary speech act) để chỉ đến mục tiêu và hiệu quả của cuộc giao tiếp trên phương diện người nói lẫn người nghe.
Tém lại, khi giao tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau, chúng ta cần đặt mình vào bối cảnh văn hóa xã hội của người nghe thay vì chỉ tập trung vào việc mình nói gì, nói như thế nào. Mục tiêu cốt lõi của giao tiếp là hiểu, nếu bạn giao tiếp xịn sò sang chảnh nhưng người nghe không hiểu thì chúng ta đã fail từ vòng gửi xe.
References
1. Austin, J. L. (1962). How to do things with words. Harvard University Press.2. Hyde, M., & Chavis, D. (2008). Sense of Community and Community Building. 179–192. https://doi.org/10.1007/978-0-387-32933-8_123. Paltridge, B. (2012). Discourse analysis: An introduction (2nd ed.). Bloomsbury. https://doi.org/10.2307/4170764. Wardhaugh, R., & Fuller, J. M. (2015). An introduction to sociolinguistics (7th ed.). Wiley Blackwell.
Comments