top of page

How to avoid miscommunication?

Writer: Tri Minh NguyenTri Minh Nguyen

Updated: Aug 28, 2023

Làm sao để giao tiếp không bị hiểu nhầm?
Chắc hẳn đa số chúng ta đều đã từng hiểu nhầm hoặc bị hiểu nhầm trong giao tiếp (miscommunication – misunderstanding in communication). Vậy đâu là lí do làm cho bà con cô bác hay bị rơi vào cảnh nói một đằng hiểu một nẻo?

Một trong những nguyên nhân chính là sự đa nghĩa của từ (polysemy). Mỗi từ trong tiếng Anh đa phần đều có nhiều nghĩa. Mỗi nghĩa sẽ được xác định trong một ngữ cảnh nhất định. Thông thường khi bà con tra từ điển sẽ thấy được 1 hoặc 2 cái nghĩa xuất hiện liền thì đó thường là nghĩa phổ biến (common meaning) và các nghĩa phía sau đó là những nghĩa ít phổ biến trong các trường hợp ít gặp. Chính vì sự đa nghĩa này, trong một số trường hợp khi chúng ta biết nhiều nghĩa của một từ và nhận được thông tin về từ đó não bộ sẽ phân tích và dự đoán xem chúng ta nên hiểu từ đó theo nghĩa nào. Nếu não bộ đoán đúng dựa vào phân tích thì cuộc sống nở hoa, còn đoán lạc thì cuộc đời mình bế tắt.

Cùng lấy một ví dụ phân tích nhé.
Khi được hỏi “Are you free tonight?” chúng ta đều hiểu rằng người nói muốn mời hoặc rủ mình đi chơi với nghĩa “Bạn có rảnh không?” vì đây là một nghĩa khá phổ biến và dễ dàng đoán được dù chúng ta chỉ mới học tiếng Anh ở cấp độ căn bản. Nhưng hãy cùng xem case sau nhé: - Male: Are you free tonight? - Female: No, I’m not free. I’m very expensive.
Funny há, trong trường hợp này thì free không mang nghĩa rảnh mà sẽ có nghĩa là miễn phí và thường người nghe sẽ dùng câu này để trả lời theo một cách đùa giỡn, trêu ghẹo người còn lại.


Vậy làm sao chúng ta tránh được lỗi này?

Giải pháp chính là dùng các cụm ngữ diễn đạt đi kèm để làm cho nghĩa trở nên rõ nét hơn như “Do you have free time to go to the cinema with me?” còn nếu như chúng ta muốn free được hiểu là miễn phí thì sẽ đi kèm thành cụm “to be free of charge”. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều trường hợp hiểu nhầm trong giao tiếp do sự mờ nghĩa của từ (lexical ambiguity) gây ra và mình sẽ viết tiếp trong những bài blog sau nha cả nhà.


 
 
 

Comments


​Andy Tri Nguyen - PhD Candidate in TESOL 

andy@tringuyen.org

  • alt.text.label.Facebook
  • alt.text.label.Facebook

©2022 by Nguyen Minh Tri. Proudly created with Wix.com

bottom of page